16/11/2021

Chính sách đổi trả sản phẩm

  CHÍNH SÁCH ĐỔI TRẢ SẢN PHẨM  Cam Kết với khách hàng: Mọi sản phẩm được bán ra tại FiFi đều là hàng chính hãng, đã được kiểm tra rõ...

16/11/2021

Chính sách và giao nhận hàng

LỜI ĐẦU TIÊN GỬI TỚI CÁC BẠN KHÁCH HÀNG ĐÃ TIN TƯỞNG LỰA CHỌN FIFI LÀ ĐƠN VỊ ĐỂ MUA SẮM VÀ TRẢI NGHIỆM <3 Chúng mình sẽ có một chút lưu ý...

Niacinamide và những điều cần biết !!

28/12/2021

 NIACINAMIDE VÀ NHỮNG  ĐIỀU CẦN BIẾT!

Niacinamide là một trong những thành phần đình đám của giới skincare, với những thành phần vượt trội thì em nó đã mang lại sự thay đổi gì trên da??  Các bạn cùng tìm hiểu với FiFi nha.

1.Vitamin B3
Trước hết chúng ta hãy phân biệt các thuật ngữ 1 cách rõ ràng:
- Vitamin B3 còn được biết đến là niacin hay là nicotinic acid (NTA).
- Niacinamide (NCA) hay là Nicotinamide là thể "amide" của Vitamin B3.

Chúng ta có thể đã từng nghe uống vitamin B3, thực tế là ở dạng niacin hay NTA để có được những tác dụng của Vitamin B3 hay bù đắp lượng thiếu hụt Vitamin B3 trong cơ thể. Nhưng đến nay vẫn ko biết được liệu niacninamide có chuyển hóa thành NTA khi dùng trên mặt hay ko, có thể có một phần nhỏ. Điểm trừ lớn nhất của Niacin hay Nicotinic acid khi dùng thẳng trên da có thể đem lại các cảm giác không mấy dễ chịu và thậm chí không mong muốn như đỏ mặt, thay đổi huyết áp. Khi uống,các tác dụng phụ càng rõ rệt hơn ở nhịp tim, hay nhiệt độ cơ thể. Vì các điểm trừ này, rất ít người dùng thẳng nicotinic acid và có rất ít nghiên cứu so sánh với Niacinamide. Cũng vì vậy, khi nói về skincare, và dùng được trên da, chúng ta cần phân biệt rõ gữa Niacinamide và Nicotinic acid. Không thể lẫn lộn được. Cho đến nay chỉ có Niacinamide mới được dùng ngoài da thôi nhé.

Niacinamide là gì? Công dụng và tác dụng trong làm đẹp | iFree

2. Niacinamide
Nói về niacinamide thì thành phần này cũng được xem là 1 trong top 5 chất vàng của ngành skincare (retinoids, AHA, BHA, Vitamin C và Niacinamide). Có vô số các nghiên cứu, chứng minh và bài viết chỉ ra các điểm cộng tuyệt vời của niacinamide.

-> Khả năng chống oxi hóa
Hầu hết tất cả các khả năng tuyệt vời của Niacinamide đều do khả năng này mà ra. Niacinamide hoạt động chính như 1 chất chống oxi hóa và là một trong các thành phần chống oxi hóa điển hình. Theo đó, niacinamide giúp cho quá trình sửa chữa DNA đặc biệt là các tổn thương từ tia UV.

-> Xây dựng hàng rào bảo vệ da
Có lẽ các bạn cũng biết, lớp ngoài cùng của da (lớp sừng) đóng 1 vai trò thiết yếu trong việc ngăn chặn da mất các chất lỏng cần thiết (đặc biệt là nước) bằng cách tổng hợp ceramide và các lipid biểu bì. Lớp màng này đồng thời cũng chứa các acid bảo vệ da cũng như các nhân tố cần thiết của quá trình sừng hóa (NMF). Niacinamide hỗ trợ quá trình này không chỉ bằng cách tăng cường quá trình tổng hợp ceramide (ở nồng độ 2% trở lên) mà còn ảnh hưởng đến keratin K1 đảm bảo quá trình sừng hóa của da được diễn ra ổn định.

->> Ngăn giảm ngứa, kích ứng và mụn
Bằng cách giúp xây dựng 1 hàng rào bảo vệ da như trên, tự nhiên Niacinamide cũng giúp giảm thiểu tất cả các tác động của môi trường nhất là kích ứng đến da. Về mặt mụn và các viêm nhiễm khác, ở nồng độ 4% niacinamide được chứng minh có tác dụng tương tự như kháng sinh clindamycin chuyên chống lại các vi khuẩn trong đó có vi khuẩn mụn (thuốc bôi mụn Dalacin T nếu các bạn có biết là nó)

->> Làm sáng màu da
Vì là một chất chống oxi hóa, Niacinamide giúp làm sáng màu da, nhất là với các làn da đang lão hóa và sạm lại.

->> Chống lão hóa, nếp nhăn
Niacinamide giúp kích thích quá trình tổng hợp collagen, protein K1 (keratin) và tăng khả năng cấp ẩm cho da bằng cách chuyển đổi các nhân tố của quá trình sừng hóa và cấu trúc của lớp sừng (NMF như đã nói bên trên). Và dĩ nhiên, lớp sừng này có các lipid biểu bì rất quan trọng với 1 làn da khỏe mạnh, tạo nên hàng rào bảo vệ, giữ được độ ẩm cho da. Khi lớp này bị mất đi, da sẽ trở nên khô hơn, sần sùi hơn, nếp nhăn lộ rõ hơn. Khi lớp này khỏe mạnh, da tự nhiên sẽ mọng hơn, nhìn thấy ít nếp nhăn hơn và lão hóa lâu hơn. (da khô lão hóa nhanh hơn da dầu là vậy đó ^^)

->> Đốm nâu, tàn nhang, thâm mụn (Hyperpigmentation)
Không hoạt động giống như các thành phần làm trắng giảm đốm nâu khác như hydroquinoine, arbutin hay kojic acid bằng cách ức chế hay giết chết tyrosinase ( tế bào sản sinh ra melanin), Niacinamide ngăn chặn sự chuyển hóa các túi melanosomes (là các túi giúp vận chuyển và phân tán melanin lên lớp thượng bì của da làm xuất hiện đốm nâu/đen da).Chính vì vậy, dù được cho thấy không hiệu quả cao và nhanh như hydroquinone, nhưng niacinamide là một sự thay thế / lựa chọn làm trắng da lành tính hơn rất nhiều.

3. Những lưu ý đặc biệt về Niacinamide

1. Niacinamide cơ bản là Vitamin B3 hoạt động trên da ở pH cao (6~8)

->> Q: Có thể dùng chung Niacinamide và các thành phần acid cần pH thấp trên da hay không? (glycolic acid AHA, salicylic acid BHA hay là L-ascorbic acid LAA hay Vitamin C)

- Niacinamide + LAA (Vitamin C tươi)
Lý thuyết cho rằng khi niacinamide dùng chung với LAA tạo thành 1 hỗn hợp 1:1 (vì 2 chất này đều tan trong nước) được gọi là niacinamide ascorbate có màu vàng nhạt giống với vitamin C khi oxy hóa. Rồi trung hòa lẫn nhau.⁣ Cơ bản sẽ khiến 2 chất mất tác dụng.

Nghe đáng sợ đúng không. Nhưng bạn không phải lo ngại lắm đâu, vì cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng, còn tùy độ pH của dung dịch khi trộn, nhiệt độ bla bla... rồi cho là ở điểm cân bằng nhất, không phải cứ trộn lại là 100% nó phản ứng mà vẫn còn 1 phần LAA và Niacinamide tự do vẫn tác dụng. Nhưng mà nếu đã lỡ chi tiền rồi thì cho 100% an toàn đi, suy ra:

=>> KHÔNG KẾT HỢP LAA VÀ NIACINAMIDE.

- Niacianamide + Phái sinh khác của Vitamin C (SAP, MAP)
Sự khác biệt mà người ta sợ nhất khi muốn dùng C và Ninacinamide là vì pH. Cơ bản nếu bạn thật sự muốn dùng Vitamin C và Niacinamide thì hãy thiên về SAP + Niacinamide vì chúng cùng ở pH ~6 -7.

Vì vậy môi trường pH thấp không cần thiết, tuy nhiên khi dùng các thành phần này. Tuy nhiên da chúng ta luôn thiên về môi trường acid khi dùng C và khả năng phản ứng của C với niacinamide vẫn có. Nên tốt nhất là =>> KHÔNG KẾT HỢP VITAMIN C VÀ NIACINAMIDE còn muốn thì SAP/MAP và NIACINAMIDE.

- Niacinamide + AHA / BHA =>> TÙY
Khác với lý do kích thích quá trình oxi hóa hay thành phần nào mất tác dụng khi Niacinamide dùng chung với C, cơ bản lý thuyết là ở môi trường acid, tức ngay cả khi dùng kèm LAA, niacinamide có thể chuyển hóa thành niacin (đã nói bên trên). Niacin có 1 phản ứng phụ đó là kích hoạt tế bào Langerhan, làm ảnh hưởng huyết áp, giãn nở các mạch máu hay đơn giản là phản ứng mặt đỏ, không phải kích ứng ngứa ngáy gì, chỉ là mặt bị đỏ (flushing).

Updated: Bản thân Niacinamide là một amide cực bền, cần nồng độ acid/kiềm đậm đặc ở nhiệt độ rất cao hoặc phải cần một thờ gian rất dài để phá vỡ nên bạn không phải ngại chuyện chuyển hóa thành niacin. Mà nếu có, phần lớn có thể là vấn đề kích ứng làm da bạn bị đỏ vì hiếm khi dùng LAA và Niacinamide <10%.

Tổng kết: Khả năng chống oxi hóa -> chống lão hóa -> làm sáng da và chống đốm nâu của niacinamide thực sự đã được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm dưỡng da, nếu có các phản ứng ngược trái mong đợi thì cũng rất ít. Thêm vào đó, Niacinamide ổn định, và hơn hết: hiệu quả và sự an toàn được khoa học chứng minh, còn gì chúng ta đòi hỏi nữa nào!?