Những làn da nhiều mụn luôn khá nhạy cảm nên dễ bị kích ứng và tổn thương nếu bạn chăm sóc không đúng cách. Khi đang trong quá trình trị mụn bạn cũng nên hạn chế một số việc dễ gây mọc mụn. Các bạn cần lưu ý rằng thói quen sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến làn da mụn. Bằng cách đơn giản là thay đổi một số thói quen xấu cũng khiến cho mụn được cải thiện hơn. Trong bài viết này, chuyên gia của FiFi sẽ giúp bạn phát hiện ra những thói quen tác động xấu đến tình trạng mụn của mình.
1. Rửa mặt quá thường xuyên
Đừng tưởng rằng mụn nổi loạn đơn thuần là do vệ sinh kém, nhiều bụi bẩn trên da. Đó cũng chỉ là một trong hàng loạt các nguyên nhân góp phần làm xấu khuôn mặt của bạn mà thôi.
Bởi vì bình thường trên da tiết một lượng dầu nhờn sinh lý giúp làm ẩm cho da. Khi chúng ta rửa mặt rất nhiều lần thì khiến cho dầu nhờn này mất đi và da trở nên khô. Làn da của chúng ta có tính điều hòa cân bằng, khi da bị khô thì nó sẽ tiết dầu bù trừ lại độ ẩm bị mất. Và kết quả là bạn có rửa mặt nhiều lần cũng không lấy hết được lượng dầu nhờn trên mặt.
2. Không rửa sạch mặt hàng ngày
Đây là một thói quen cực kỳ gây hại cho làn da dễ bị mụn. Nguyên nhân gây ra mụn là do lỗ nang lông bị bít tắc bởi tế bào chết, bã nhờn và vi khuẩn. Vì vậy không rửa sạch mặt hàng ngày sẽ làm cho lỗ chân lông không thông thoáng được và sẽ hình thành mụn.
Vậy rửa mặt bao nhiêu lần là đủ? Các bạn nên rửa mặt ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối và rửa mặt bất cứ khi nào da đổ mồ hôi. Rửa mặt vào buổi sáng giúp lấy đi dầu thừa mà da tiết ra trong lúc ngủ và lấy đi các sản phẩm chăm sóc da còn sót lại. Vào buổi tối thì rửa mặt sẽ giúp loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn sau một ngày dài. Khi đổ mồ hôi thì không nên để nó khô tự nhiên mà bạn cần rửa sạch lại mặt.
3. Sờ tay lên mặt thường xuyên
Da dễ bị nổi mụn và tình trạng mụn sẵn có sẽ trầm trọng hơn khi chúng ta sờ tay lên mặt quá nhiều. vì, bàn tay tiếp xúc với rất nhiều đồ vật trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Vì vậy nó không sạch như chúng ta nhìn thấy mà chứa rất nhiều vi khuẩn. Thói quen sờ tay lên mặt thường xuyên sẽ khiến cho da không được sạch theo.
4. Thói quen nặn mụn
Nếu dùng tay hoặc những dụng cụ không đảm bảo vệ sinh để lấy mụn trứng cá sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào da, gây sẹo do các vết đó bị nhiễm khuẩn, sưng to. Bởi vì bàn tay có thể chứa nhiều vi khuẩn nên nếu dùng để nặn mụn sẽ khiến nó bị viêm và nhiễm trùng.
5. Ăn uống không lành mạnh
Những thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh, dầu mỡ... khiến chức năng gan bị ảnh hưởng, quá trình thải độc giảm sút. Vùng da điều trị có thể bị sưng tấy, viêm trở lại, làm cơ thể bị nóng khiến mụn nổi lên chỉ sau thời gian ngắn. Đồ ăn cay nóng cần phải loại khỏi thực đơn sau khi điều trị mụn cho đến khi các đốm mụn lành hẳn và nên hạn chế ăn quá nhiều về sau.
Các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ như chocolate, sữa, đồ chiên…chính là khắc tinh của mụn. Đồng thời uống ít nước mỗi ngày cũng làm cho cơ thể bị thiếu nước và da bị thiếu ẩm, dẫn đến tăng tiết dầu nhờn bù trừ và hình thành nên mụn trứng cá.
6. Dùng nhiều loại thuốc trị mụn
Dùng nhiều loại thuốc trị mụn một lúc không có nghĩa là sẽ phát huy công hiệu nhanh và mạnh hơn. Ngược lại, lạm dụng thuốc càng làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn, da nhiều mụn hơn.
Việc trị mụn đòi hỏi phải kiên trì. Một chu kỳ trị mụn thường kéo dài khoảng 6-8 tuần và thậm chí lâu hơn. Cần phải tuân thủ nghiêm các hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn và theo đúng chỉ định của bác sỹ (nếu có).
Vì vậy các bạn hãy cùng FiFi loại bỏ những thói quen xấu. Đồng thời thực hiện và duy trì những thói quen tốt đểđánh bay “mụn” nhé!